Asian Human Rights Court Simulation

Về chúng tôi

Tòa án nhân quyền châu Á mô phỏng (AHRCS) được thành lập vào ngày 8 tháng 10 năm 2018, dưới những nỗ lực chung của các thành viên của Tổ chức xã hội công dân châu Á. Các thành viên của tổ chức này đều mong muốn thành lập một tòa án nhân quyền của dân, do dân và vì dân; thông qua một trình tự pháp luật công khai, minh bạch để bảo vệ các giá trị và nguyên tắc nhân quyền, từ đó đã thành lập nên AHRCS.

Câu hỏi thường gặp

  • Tại sao chúng tôi muốn thành lập Tòa án nhân quyền châu Á mô phỏng?

Châu Á là một đại lục duy nhất không có tòa án nhân quyền, tuy nhiên, những vụ án cần thẩm tra về việc xâm hại nhân quyền thì lại tuyệt đối không hề ít. Những vụ án xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng như dùng cực hình, cưỡng ép mất tích hoặc xử lý ngoài vòng pháp luật không ngừng xảy ra. Do đó, để bảo vệ nhân quyền của các nơi trên toàn châu Á, chúng tôi thành lập một tòa án nhân quyền mang tính khu vực ở châu Á, hay quan trọng hơn là việc cơ chế hóa chế độ bảo vệ nhân quyền xuyên quốc gia.

  • Tòa án nhân quyền châu Á sẽ vận hành như thế nào?

Trước mắt, AHRCS bao gồm 13 thành viên là thẩm phán đến từ 10 quốc gia và khu vực như Bangladesh, Hongkong, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan và Thái Lan. Ngoài các thẩm phán trên còn có hai cố vấn là András Sajó, đã từng là thẩm phán tòa án nhân quyền châu Âu và Yu-Hsiu Hsu, cựu thẩm phán tòa án Hiến pháp Đài Loan. Ngoài ra còn có tổ thư ký đặt tại Đài Loan, do các nhân viên là người Đài Loan, Malaysia, Singapore đảm nhiệm. Buổi nghi án đầu tiên của AHRCS sẽ diễn ra vào tháng 7 năm 2019 nhằm xem xét về vụ việc liên quan đến  Chiou Ho-shun và chính phủ Đài Loan và đây cũng là cuộc họp đại hội đầu tiên để đưa ra các quy định và chương trình hoạt động của AHRCS cũng như các quy phạm tố tụng.

  • Tại sao Tòa án nhân quyền châu Á rất quan trọng? Viễn cảnh của Tòa án nhân quyền châu Á là gì?

Mặc dù chính phủ các nước thuộc châu Á đều chưa bắt đầu thiết lập tòa án nhân quyền, nhưng xã hội công dân không cần phải chờ đợi mà có thể tự phát động và thiết lập cơ chế bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi đều là những nhà hoạt động nhân quyền, luật sư, học giả và các thành viên thuộc các tổ chức xã hội, bằng những nỗ lực chung của cả tập thể để thiết lập một Tòa án nhân quyền châu Á mô phỏng lấy nền tảng của xã hội công dân, là một tòa án nhân quyền của dân, do dân và vì dân; thông qua một trình tự pháp luật công khai, minh bạch để bảo vệ các giá trị và nguyên tắc nhân quyền.

Vụ án Chiou Ho-shun tố chính phủ Đài Loan

Chiou Ho-shun bị kết tội vào tháng 11 năm 1987 đã cầm đầu băng đảng gồm 12 người đã giết hại một phụ nữ và sau đó đã phân xác người này, ngoài ra vào tháng 10 năm 1987 họ cũng bắt cóc một bé trai 10 tuổi. Đến năm 1989 bị cáo bị tuyên án tử hình.  Chiou Ho-shun và 11 người khác đều là đồng phạm của vụ án này. Sau 22 năm kháng cáo nhiều lần, án tử hình vẫn được phán quyết lần cuối vào năm 2011. Khi  Chiou Ho-shun đưa ra các giấy tờ tòa án cho biết, nguyên nhân chủ yếu để định tội ông ta và đồng phạm đều dựa trên những lời tự bạch của họ, nhưng những lời tự bạch này được đưa ra khi họ bị các điều tra viên dùng hình phạt và dọa nạt mà có. Chính những điều tra viên này cũng đã bị định tội vào năm 1994 khi họ sử dụng để bắt đầu điều tra.  Chiou Ho-shun cũng cho biết, không có vật chứng nào trong hai vụ án này chứng minh được tất cả 12 bị cáo đều tham gia vào cả hai vụ án.  Chiou Ho-shun bị bắt từ năm 1988, đến nay đã bị giam đến 30 năm.

Github